Thủ tục Cấp giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm
    Thủ tục Cấp giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. 

    a. Trình tự thực hiện: 

    – Lãnh đạo Ban Đánh giá sự phù hợp

    – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phê giao nhiệm vụ cho cán bộ xử lý. 

    – Vào sổ công văn đến của Ban Đánh giá sự phù hợp. 

    – Xử lý hồ sơ: 

    + Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu theo quy định tại về điều kiện đối với hóa chất nguy hiểm, phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải và yêu cầu khác được quy định tại Mục II Thông tư số 10/2008/TT-BKHCN ngày 08/8/2008, cán bộ thực hiện soạn thảo Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và tờ trình trình Lãnh đạo Tổng cục. 

    + Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục II Thông tư số 10/2008/TT-BKHCN ngày 08/8/2008, cán bộ soạn thảo công văn yêu cầu bổ sung các tài liệu còn thiếu. 

    – Lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ký phê duyệt. 

    b. Cách thức thực hiện: 

    – Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện. 

    c. Thành phần, số lượng hồ sơ: 

    – Thành phần hồ sơ: 

    + Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư số 10/2008/TT-BKHCN (tên hàng hoá phải được ghi theo đúng tên gọi, mã số Liên hợp quốc UN theo quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định số 13/2003/NĐ-CP). 

    + Tài liệu an toàn hóa chất nêu tại điểm d, khoản 1 Mục II Thông tư số 10/2008/TT-BKHCN. 

    + Các tài liệu liên quan đến yêu cầu của người điều khiển phương tiện, người áp tải: 

    – Thẻ an toàn lao động của người điều khiển phương tiện, người áp tải được cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước; 

    – Các giấy tờ cần thiết đối với người điều khiển phương tiện vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. 

    + Bản cam kết của doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp được thuê vận chuyển hàng hoá) về bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường trong quá trình vận chuyển hàng hoá. Trường hợp doanh nghiệp có hàng hóa nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê doanh nghiệp vận tải, cần bổ sung hợp đồng thuê vận chuyển trong đó nêu chi tiết các thông tin về phương tiện vận tải và tên người điều khiển phương tiện. 

    + Lịch trình vận chuyển hàng hoá, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng khi cần liên hệ khẩn cấp. 

    – Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 

    d. Thời hạn giải quyết: 

    15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. 

    đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: 

    Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam. 

    e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: 

    Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. 

    g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: 

    Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. 

    h. Lệ phí: 

    Không. 

    i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: 

    Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (mẫu kèm theo)

    k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: 

    Không. 

    l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: 

    – Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ. 

    – Thông tư 10/2008/TT-BKHCN ngày 08/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm là các chất ô xy hóa, các hợp chất hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. 

    Nguồn tin: Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST)

    Bài viết khác

    3 Giai đoạn trong quy trình sản xuất bột đá

    3 Giai đoạn trong quy trình sản xuất bột đá: Khai thác, phân loại đá - Nghiền và phân ly - Đóng gói

    Kaolin là gì và ứng dụng của Cao lanh trong công nghiệp

    Kaolin (Cao lanh) là loại khoáng sản quan trọng và có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, nhất là công nghiệp gốm sứ. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tiềm năng lớn về khoáng sản này.

    Bari Sulfat BaSO4 – Tính chất và Ứng dụng trong Công nghiệp

    Tầm quan trọng của phụ gia trong sơn

    Các chất phụ gia bao gồm chất ổn định màu, chất làm ướt & phân tán, chất làm đặc và chống đông kết, phụ gia đặc biệt, phụ gia xử lý nước thải, chất nhũ hóa

    Cao lanh trong ngành sơn nước – Chất mở rộng tuyệt vời

    Trong ngành sơn nước, cao lanh nung được sử dụng như một chất mở rộng (chất độn) trong sơn.

    5 yếu tố quan trọng khi chọn chất độn trong sơn

    Các yếu tố chính cần xem xét cẩn trọng khi lựa chọn chất độn trong sơn tùy thuộc vào đặc tính cuối cùng mà bạn muốn đạt được cho sơn và lớp phủ của mình. Hãy cùng Michem tìm hiểu thông tin chi tiết về các loại chất độn được sử dụng và ảnh hưởng của chúng đến các đặc tính khác nhau như khả năng chống mài mòn, hiệu ứng bóng & mờ, độ nhớt, v.v. khi được thêm vào trong công thức cho dù đó là sơn, sơn lót hay sơn phủ!

    Carbon đen cho cao su: N220, N330, N550, N660

    Chất tạo màng trong sản xuất sơn nước

    Chất tạo màng trong sơn nước tồn tại ở dạng nhũ tương nghĩa là nhựa phân tán đều trong nước. Trong nhựa nhũ, các sợi polymer tập hợp lại với nhau thành từng nhóm tạo thành hạt cầu, các hạt này phân tán đều trong môi trường nước gọi là dung dịch nhũ tương.

    10 Ứng Dụng Của Hydroxypropyl Methyl Cellulose HPMC Trong Vật Liệu Xây Dựng

    Hydroxypropyl Methyl Cellulose HPMC được sử dụng rộng rãi trong những ngành công nghiệp như: vật liệu xây dựng, sơn và lớp phủ, nhựa tổng hợp, gốm sứ, thuốc, thực phẩm, dệt, giấy, nông nghiệp, mỹ phẩm và thuốc lá... làm chất tạo đặc, tạo gel, nhũ hóa, phân tán, ổn định, giữ nước và nâng cao khả năng phối trộn.
    Facebook Tư vấn zalo Yêu cầu báo giá